Monday, September 13, 2010

Nghẹn lòng bơi qua sông "tìm chữ"

Link: http://msscarlett.multiply.com/links/item/139/139

Sunday, 12. September 2010


Nghẹn lòng bơi qua sông "tìm chữ"

Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của các em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp. Năm học mới đang bắt đầu, đó cũng là lúc những học sinh của làng Kpắih bước vào những “trận vật lộn” với dòng nước dữ của sông Ayun để theo đuổi sự nghiệp trồng người. Còn các giáo viên phải liều mình qua sông để đến trường điểm làng.




Hàng chục em học sinh phải liều mạng bơi qua sông để đến được với con chữ



Ayun là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chư Sê, có lẽ “đóng góp” cho chữ “nghèo” này “công đầu” phải kể đến đó là vấn đề giáo dục, khai mở tri thức của người dân. Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3.

Làng Kpăíh có hơn 200 nhân khẩu, thuộc xã Ayun nhưng dường như làng tách biệt hoàn toàn so với xã bởi sự ngăn cách của dòng sông Ayun. Chúng tôi không khỏi rùng mình khi phải chứng kiến cảnh qua sông của người dân và học sinh nơi đây. Giữa dòng sông đục ngầu vì lũ, hàng chục em học sinh thậm chí mới 9, 10 tuổi phải mang thân ra “đánh cược” với thủy thần để bơi qua sông đi học. Việc đi rẫy, trồng lúa, đi chợ… hay làm bất cứ việc gì người dân cũng phải băng qua dòng nước cuồn cuộn…

Có lẽ vì vậy mà những người Bahnar của làng Kpăíh vẫn còn rất “hoang sơ”, ngoài một vài cán bộ ở xã và giáo viên vào làng làm việc thì hiếm có ai đặt chân đến làng. Lũ trẻ con lớn lên không được tiếp xúc với trẻ con làng khác, không được tiếp xúc với người kinh và tiếng kinh, nên tất cả trẻ con nơi đây khi chưa được đi học đều không biết đến tiếng kinh là gì.




Để đến trường các em học sinh phải bơi qua sông bằng 1 tay, tay kia phải cầm sách vở



Lên đến bờ bên kia thì người đã ướt sũng và phải đi bộ thêm hơn 5km đường đồi dốc mới đến trường



Lên đến lớp nhưng người vẫn còn “hơi nước” và quần áo các em mặc thì rất “đơn sơ”


Vì con đường đến trường quá nguy hiểm, thương và lo cho tính mạng của các em nên các thầy cô giáo ở đây phải vào tận làng mở lớp cho các em từ mẫu giáo đến lớp 3. Khiến các thầy, cô như thầy Đạt, thầy Tư, cô Thủy hàng ngày cũng phải mang mạng sống của mình ra để đánh liều với dòng nước lũ, để mang cái chữ đến cho học sinh của mình.

”Chấm dứt chiến tranh không chỉ đơn thuần rút quân về nhà là xong . Vì lẽ cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Việt nam về sau .” Đó là lời phát biểu của TT Hoa kỳ trước khi rút quân khỏi Việt nam. Sau 35 năm thống nhất nhìn những cảnh tượng các con vượt sông tìm ánh sáng văn minh, các bạn nghĩ gì?

Để qua được sông, trước đây các thầy cô giáo cũng phải bơi qua sông để vào làng. Hai năm nay, các thầy cô được phòng giáo dục trang bị cho chiếc bè tre và đoạn dây cáp để chèo qua sông nhưng vẫn còn rất nguy hiểm, nhiều hôm nước to nhưng vì thương học trò nên các thầy cô đã liều mình chèo bè qua và đã không ít lần bị nước cuốn cả bè cả người theo: “Vào Kpăíh dạy, giáo viên không chỉ có tâm huyết mà phải có sức khỏe tốt và bơi giỏi mới dám vào làng để đi dạy. Có bè nhưng nhiều hôm nước to quá chúng tôi cũng đành bó tay không dám qua, vì nhiều lần cáp đứt, bè trôi”, thầy Trần Văn Đạt chia sẻ, bởi đã không dưới chục lần thầy đánh liều qua sông nên bị lũ cuốn trôi cả bè.

Nguy hiểm nhất là đối với những học sinh từ lớp 4 trở lên phải đến trường đi học. Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của hàng chục em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp. Chính vì vậy, những bộ quần áo các em mặc đi học cũng là những bộ quần áo mặc đi nương, đi rẫy đã cũ rách: “Có lần mưa to nước ngập lên cả bờ, các em chỉ biết đứng nhìn nước thôi chứ không ai dám bơi qua cả”, một em học sinh cho biết.

Giao thông luôn là nỗi lo, sự sợ hãi của làng Kpắih, nhất là đối với những em học sinh. Dù có yêu “con chữ” đến mấy thì các em cũng phải sớm “đầu hàng” bởi những dòng nước lũ. Và thực tế, làng chưa có em nào học đến được cấp 3.

Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Vấn đề qua sông của làng Kpắih hay các giáo viên phải vào dạy ngay tại làng luôn là nỗi lo, sự quan tâm của xã. Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.

Một cây cầu qua sông Ayun là mong ước hàng chục năm nay của toàn bộ người dân và nhất là các em học sinh nơi đây.

Thiên Thư

Thursday, September 9, 2010

CSVN HÃY LO CHO DÂN NGHÈO ĐI !

Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sau 35 năm toàn quyền cai trị đất nước của cộng sản VN là đây.
Mấy ông bà cán bộ trung thành với cái đảng cộng sản chó chết chuyên nói phéc nói xạo trên các báo, truyền hình, radio,phim ảnh.....làm ơn mở mắt to ra mà đọc nhé. Phải đọc để biết thành tựu đáng nể của lũ cộng sản các người nó như thế nào.
"Định Mệnh" cái mà trong chúng ta thường đem ra để tự an ủi nhưng đã là một chế độ cai trị một dân tộc thì không thể nói những con người lam lũ bất hạnh đó  theo kiểu vô trách nhiệm "SỐ MỆNH CỦA HỌ" - "LỰC BẤT TÒNG TÂM" - "GIẢI QUYẾT CHƯA TỚI" - "HỌ KHÔNG HỘ KHẨU" và nhiều nữa . Đó là những câu nói "DỐI TRÁ" . Kinh phí đổ vào các DỰ ÁN - KẾ HOẠCH - CHƯƠNG TRÌNH VÔ DỤNG - NỮA VỜI đủ để lo cho những người này có cuộc sống tương đối tốt hơn . Thiếu thì bóp cổ mấy thằng quan tham nhũng , thẳng tay tịch biên tài sản tụi nó đưa vào phúc lợi xã hội dàng cho dân đen đang sống lam lũ . Tại không làm chứ khôg thể nói là làm không được ? Nói thẳng với nhau vậy mà dễ nghe .

 
"Những mãnh đời lăn lộn mưu sinh bên bãi rác ở Sài Gòn" ..
Mồ hôi nhễ nhại, người đàn bà mặc cho nắng gắt, một tay ôm bao tải chứa đầy phế thải, tay kia không ngừng tìm kiếm những mảnh vụn ve chai. Cạnh đó, hàng chục người khác cũng cặm cụi mưu sinh trên bãi rác nồng nặc xú uế.
Nằm trên một hẻm nhỏ đường Phan Văn Trị (phường 11 và 13 quận Bình Thạnh, TP HCM) giáp ranh với quận Gò Vấp là bãi rác đã có từ hơn 20 năm nay. Đó là nguồn sống chính của nhiều hộ gia đình kiếm sống từ đồ phế thải đô thị. Không biết từ lúc nào, nhiều người dân vô gia cư, lao động nghèo đã kéo đến đây lập nghiệp bằng cái nghề lượm lặt ve chai để hình thành nên xóm Sở Thùng.
Gần 11h trưa, cái nắng gay gắt khiến mùi rác thải bốc lên nồng nặc trên con đường nhỏ dẫn vào Sở Thùng. Càng tiến sâu vào trong, không gian càng đặc quánh mùi xú uế làm bất cứ ai cũng phải lợm giọng khi lần đầu tiên đặt chân đến. Dọc hai bên hẻm là những vựa thu mua ve chai luôn tấp nập xe cộ kéo dài đến tận cuối hẻm. Một bãi rác rộng chừng 500 m2 với đủ các loại phế thải nằm vương vãi hoặc được chất thành từng đống.
Bãi rác thuộc xóm Sở Thùng thuộc hai phường 11 và 13 quận Bình Thạnh là nơi kiếm sống của nhiều gia đình từ hơn 20 năm nay. Ảnh: Vĩnh Phú.
Bà Huệ (50 tuổi), thành viên của xóm lao động nghèo dựng chiếc xe đạp cũ kỹ vào một góc rồi dốc ngược chiếc bao tải to tướng cao quá đầu người. Một đống chai nhựa, vỏ lon bia, bao ni lông… nằm ngổn ngang dưới đất. Đó là thành quả của một buổi lao động cật lực bà vừa thu gom được.
“Trước đây tôi ở Định Quán (Đồng Nai) đến năm 1992 thì về đây. Chẳng biết làm nghề gì nên hằng ngày ra bãi rác kiếm những thứ thiên hạ vứt đi để bán kiếm tiền đong gạo sống qua ngày”, bà Huệ nói.
Hằng ngày bà dậy từ tờ mờ sáng, thấy xe tải chuyển rác đến, liền lao vào nhặt những thứ có thể bán được. Để tăng thêm thu nhập, buổi chiều, bà lại rong ruổi đạp xe khắp các nẻo đường để nhặt bao ni lông, dép mủ đã hỏng, chai nhựa… Có hôm “hên”, bà còn nhặt được cả những vật dụng vẫn còn tốt mang về nhà dùng.
Chồng bà cũng gắn bó với Sở Thùng gần 20 năm nay với công việc làm phu cho các xe rác. Thời gian gần đây, do tuổi cao sức yếu nên thường xuyên đổ bệnh. Hai đứa con gái của bà cũng không được học hành đến nơi đến chốn đành cam phận làm mướn để kiếm vài chục nghìn mỗi ngày. Làm việc quần quật như thế, nhưng cuộc sống đói nghèo vẫn không buông tha gia đình
"Cả bốn người chúng tôi chui rúc trong một túp lều tạm bợ chỉ rộng chưa đầy 5 m2 tránh mưa tránh nắng nhưng đã dột nát từ lâu. Tiền làm ngày nào xài ngày đó, chúng tôi không có dư để mua tôn đắp lên cho qua mùa mưa này”, nhìn về túp lều tả tơi vì mưa gió người phụ nữ rơm rớm nước mắt.
Túp lều chưa đầy 5 m2 là chỗ trú chân của 4 người trong gia đình bà Huệ. Ảnh: Vĩnh Phú.
Cùng chung cảnh ngộ, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (46 tuổi) cũng mưu sinh bằng nghề nhặt phế liệu. Do hoàn cảnh khó khăn, các con của chị cũng bươn chải ngoài bãi rác để phụ mẹ kiếm tiền. Tối đến chúng mới được nghỉ ngơi để tham gia lớp tình thương trong xóm.
“Ngày nào trúng mánh mới kiếm được năm, bảy chục ngàn còn bình thường chỉ được khoảng hai ba chục thôi. Mưa to gió lớn gì chúng tôi cũng phải ra đây kiếm ăn cả", chị Thanh cho biết.
Chớp đôi mắt thâm sâu trên gương mặt hốc hác, người phụ nữ ngậm ngùi kể, trước kia vợ chồng chị cũng có chiếc xe lam làm phương tiện mưu sinh. Nhưng dạo này chồng chị đau bệnh liên miên khiến chị phải kêu người đến bán chiếc “cần câu cơm” đó để lấy tiền chữa trị cho chồng. Chị đang rất lo lắng vì cậu con trai út đang học lớp 3 tại trường tiểu học Phan Văn Trị (Gò Vấp) nhưng chưa biết có thể tiếp tục theo học không bởi thiếu tiền.
“Chỗ trú nắng trú mưa hàng ngày của chúng tôi chỉ là túp lều tạm bợ này. Nghe nói sắp tới chính quyền mở con đường to qua đây, sẽ giải tỏa khu vực này để xây dựng tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi. Khi đó cả gia đình tôi chắc phải xuống gầm cầu ở”, chị Thanh buồn buồn.
Kế đó không xa còn có những cảnh đời cô đơn không nơi nương tựa như ông Nguyễn Văn Tùng (55 tuổi). Nghe thấy tiếng hỏi thăm, người đàn ông với thân hình chỉ có da bọc xương bước ra từ túp lều lụp xụp chỉ vừa đủ cho một người chui ra chui vô.
"Cuộc đời tôi sống nhờ vào rác. Vợ tôi do chịu không nổi cái nghiệp này nên đã mang con theo người khác. Có lẽ do quanh năm tiếp xúc với rác nên giờ vướng phải bệnh lao phải sống nhờ vào hàng xóm. Họ cưu mang cho từng bữa cơm nên tôi mới được trụ tới ngày hôm nay". Ông Tùng thều thào nói sau một trận ho.
Còn những đứa trẻ trong xóm Sở Thùng này hầu hết không được đi học bởi cuộc sống đói nghèo không cho phép chúng ra khỏi cái bãi rác này. Sáng sáng, chúng tụ tập nhau ngồi chờ những chiếc xe lam, xe tải đổ rác xuống bãi rồi tranh nhau bới móc, nhặt nhạnh từng thứ có thể bán ve chai để phụ giúp cha mẹ.
Chiều muộn, chiếc xe rác vừa ì ạch vào bãi. Bọn trẻ với đôi chân trần, tay không một dụng cụ bảo hộ lao thẳng vào những đống phế thải vừa được trút xuống để tìm những chiến lợi phẩm cho mình.
Bé Mai, con của chị Thanh, tuy mới 12 tuổi nhưng đã có thâm niên 5 năm lượm phế liệu. Vẫn không ngừng tay đào bới, cô bé cho biết: "Gia đình cháu nghèo lắm. Cháu phải làm để phụ cha mẹ kiếm tiền nuôi em đi học. Còn cháu tối tối đi học lớp tình thương nên không phải tốn tiền".
Nhỏ tuổi nhất nhóm hành nghề lượm ve chai tại xóm là Tí Sún, hàng ngày cậu cùng anh trai đã thức dậy từ 6 giờ sáng. “Ăn xong bát cơm, thấy xe đến là chúng cháu nhào ra ngay. Xe rác đến là phải có mặt liền mới có nhiều ve chai chứ chậm chân một chút là hết. Nhiều lần cháu còn nhặt được cả bong bóng (bao cao su) đem về rửa sơ rồi thổi lên chơi vui lắm ", Tí Sún ngọng nghịu khoe.
Cạnh bên, đám bạn của Tí "Sún" như: Cu Đen, Cu Bin… đang mải miết cào rác. Đứa nào cũng kè kè chiếc bao tải và cây sắt nhọn.
Ảnh cuộc sống xóm Sở Thùng TP Sài Gòn
Những đống rác to tướng như thế này là chỗ mưu sinh của hàng chục hộ gia đình.
Hai người phụ nữ này đang phân loại những chai nhựa, bao ni lông, dép nhựa...để bán phế liệu kiếm tiền.
Rác sau khi được phân loại xong sẽ được đóng trong bao tải chờ xe đến vận chuyển đến chỗ tái chế.
Tí "Sún" cùng anh trai vui chơi trên những bao rác cao gần 2m sau khi đã làm xong việc.
Nhiều hộ gia đình sống trong những túp lều dột nát như thế này.
Túp lều bề ngang chưa được 2 m cũng được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi tránh mưa nắng.
Nhà là những tấm bạt nhựa, cạnh bên là những chiến lợi phẩm thu được từ bãi rác.
Những đứa trẻ ngây thơ sống và vui chơi trên bãi rác nổi tiếng này.

Tuesday, September 7, 2010

Đọc và suy nghĩ những lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân

Đất nước Việt Nam chúng ta đang mất dần từng tấc đất, từng vùng biển, mảng rừng trước sự lấn của Trung Cộng. Dân tộc ta chưa có bao giờ khiếp nhược trước họa thôn tính như bây giờ. Trong khi giới trẻ Việt Nam chúng ta đang mãi nô đùa xuôi theo vòng ảo vọng phù du, khi nhân dân ta hối hả chạy xô vì cuộc sống thường nhật và vì cái suy nghĩ tích lũy cho cái tương lai của thế hệ tiếp nối...
Thì chính lúc nầy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lợi dụng cái quyền lãnh đạo nhân dân, tự cho mình cái bổn phận dìu dắt tương lai dân tộc, nhưng lại không hề chịu tránh nhiệm trước dân tộc một tý nào. Chúng để mặc cho Trung Cộng thôn tính nước ta, chúng làm ngơ trước sự bạo ngược của Trung Cộng, nhà cầm quyền CS còn tiếp tay dâng biển, đảo, tài nguyên và con người Việt Nam ta cho giặc Tàu ...

Thật là một sự sỹ nhục Quốc thể, một sự bóp chết tương lai của dân tộc ta ...

Các bạn trẻ nghĩ gì về hiện tình Đất Nước? Về tương lai Dân Tộc, có gì đảm bảo chúng ta sẽ còn nòi giống Lạc Long?, vua Hùng .... Chẳng lẽ lời dạy của tổ tiên chúng ta đã hết rồi giá trị? Để trả lời câu hỏi đó, tôi thực tâm mong muốn các bạn trẻ hãy cùng tôi đọc lại những lời dạy của Tiền Nhân. Để rồi qua lời dạy, lời chí bảo, để cho thế hệ trẻ chúng ta bước đi trên con đường Chính Nghĩa Dân Tộc:


Xin trích :

Di chúc của Vua Trần Nhân Tôn

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.

Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".




Và lời răn dạy của Lý Thường Kiệt

Tiếng Hán Việt

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư


 Trần Hưng Đạo


"Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết hãy chém đầu hạ thần"





Củng như tinh thần của Phan Bội Châu:

SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?

 

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết
Chết mà vì nước, chết vì dân"





Các bạn trẻ nghĩ gì khi đọc những lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân? Há có phải đã đến lúc chúng ta phải đáp lại lời của núi sông?





Các bạn trẻ VN Hãy suy nghĩ những lời nhắn nhủ của các bậc tiền nhân .

Saturday, September 4, 2010

SÀIGÒN - HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

mở nhạc để cảm nhận vẽ đẹp SàiGòn thêm thú vị
SÀIGÒN ĐẸP LẮM SÀIGÒN ƠI ! SÀIGÒN ƠI !

GHÉ BẾN SÀIGÒN - VĂN PHỤNG






 



 















 




Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Toà đô chánh
Photobucket
Photobucket
Nhà thờ Đức Bà nhìn từ tượng Petrus Ký, không nhớ là cái tượng ông này có còn sau 1975 hay không
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Hồi đó Caltex đã có mặt ở Việt Nam
Photobucket
Photobucket

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Tượng lính Thuỷ Quân Lục Chiến
Bức tượng đã bị kéo sập ngay sau khi miền Nam sụp đổ
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Cái lon Guigoz vẫn luôn hiện diện như là 1 phần đời sống của người dân miền Nam
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket